Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế

Sa tử cung là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách diều trị

Có thể nói sa tử cung là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà chị em cần hết sức lưu ý. Nếu để tình trạng này kéo dài không được can thiệp sớm nhiều trường hợp nữ giới mất hoàn toàn khả năng làm mẹ. Vậy bạn hiểu như thế nào về sa tử cung. Trong bài viết này các bác sỹ của Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội sẽ cung cấp những kiến thức để giải đáp thắc mắc bệnh sa tử cung là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị căn bệnh này một cách hiệu quả.

Sa tử cung là gì?


Ở trạng thái bình thường, tử cung của người phụ nữ thường nằm ở vùng bụng, kích thước khoảng 6cm x 4cm. Trong quá trình mang thai, kích thước của tử cung sẽ lớn dần lên để có thể có thể thoải mái cho thai nhi phát triển. Thành tử cung được cấu tạo từ các cơ có khả năng đàn hồi tốt. Đặc biệt tử cung được đỡ bằng dây chằng, vị trí của tử cung thường nằm phía dưới bụng, trên bàng quang. Tuy nhiên vì một số lý do mà tử cung bị sa xuống.

Sa tử cung là bệnh lý chỉ tình trạng tử cung bị sa xuống phía âm đạo hoặc đáy khung chậu, thậm chí còn bị tụt hẳn ra ngoài khung chậu. Bệnh lý này thường gặp ở những chị em phụ nữ sau sinh.

Nguyên nhân của bệnh sa tử cung


Những nguyên nhân gây nên tình trạng sa tử cung ở nữ giới chính là:

- Chị em sinh khó, thời gian rặn đẻ kéo dài
- Sau khi sinh chị em không được nghỉ ngơi hợp lý
- Chị em phải làm những công việc nặng nhọc khi sức khỏe chưa hồi phục
- Những trường hợp sản phụ ăn uống thiếu chất, thiếu dinh dưỡng cũng có thể dẫn đến sa tử cung
- Sản phụ bị táo bón nặng hoặc táo bón mãn tính
- Người bị ho nhiều, thường có thói quen nhịn tiểu hoặc bí tiểu làm tăng áp lực lên vùng vụng cũng có thể bị sa tử cung
- Nữ giới mắc bệnh béo phì.

Tình trạng sa tử cung còn do một số nguyên nhân khác gây nên như: tổ chức đáy chậu và mô gân phát triển không tốt, buồng trứng mất tác dụng nội tiết, khiến cho mô gân và cơ trong xương chậu teo, hoặc nhão cũng dẫn đến sa tử cung.

Dấu hiệu bị sa tử cung


Khi bị sa tử cung, chị em thường có những triệu chứng điển hình như: có cảm giác nặng và căng tức ở vùng bụng, thường xuyên buồn tiểu do tử cung sa xuống chèn ép vào bàng quang. Thậm chí một số trường hợp còn có triệu chứng xuất hiện phần thịt lồi ở cơ quan sinh dục. Tình trạng này có những ảnh hưởng đến sinh hoạt và đặc biệt là đời sống tình dục.

Bệnh sa tử cung đưa chia thành 3 cấp độ:


+ Sa tử cung cấp độ 1: là mức độ nhẹ nhất, tử cung bị sa xuống và thập thò ở âm đạo
+ Sa tử cung cấp độ 2: mức độ trung bình, lúc này có thể chị em đã thấy cổ tử cung bị sa ra bên ngoài âm đạo, thân nằm trong âm đạo.
+ Sa tử cung cấp độ 3: được đánh giá là mức độ nặng khi thoàn bộ tử cung bị sa xuống và nằm hẳn bên ngoài âm đạo.

Bên cạnh đó, chị em có thể thấy xuất hiện kèm theo các triệu chứng như:


– Đau bụng dưới, cảm giác căng đầy, nặng bụng vùng chậu.
– Đau sau khi quan hệ tình dục, có cảm giác đau lưng dữ dội sau  khi làm việc nặng
– Đại tiện khó khăn, thường xuyên bị táo bón, đau đớn khi tiểu tiện.
–  Chị em thấy xuất hiện khí hư màu trắng, ở dạng loãng hoặc thậm chí là chảy máu âm đạo một cách bất thường

Một số thắc mắc về bệnh sa tử cung


Sa tử cung có quan hệ được không?

Đây là thắc mắc của không ít trường hợp chị em. Trả lời về vấn đề này, các bác sỹ cho biết tình trạng sa tử cung được chia thành các cấp độ, đối với những trường hơp sa tử cung ở mức nhẹ nhiều trường hợp chị em vì không biết nên vẫn tiến hành quan hệ tình dục, tuy nhiên việc quan hệ tình dục khi bị sa tử cung thường sẽ không đạt được khoái cảm như mong muốn. Hơn nữa việc quan hệ trong thời điểm này có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Chính vì thế mà các bác sỹ khuyến cáo rằng chị em khi bị sa tử cung tốt nhất là không nên quan hệ tình dục.

Sinh mổ có bị sa tử cung không? 

Các bác sỹ cho biết, đối với những trường hợp chị em thực hiện phương pháp sinh mổ sẽ không phải trải qua quá trình rặn, cơ và dây chằng ở vùng khung chậu không bị tác động nhiều, chính vì thế mà tỷ lệ những người phụ nữ sinh mổ bị sa tử cung thường thấp hơn rất nhiều so với phụ nữ sinh thường.
Tuy nhiên, vẫn có thể gặp đối với những trường hợp chị em phải lao động nặng nhọc ngay sau khi sinh mổ, người ăn uống thiếu chất dinh dưỡng cũng có thể dẫn đến tình trạng sa tử cung.

Sa tử cung có mang thai được không?

Một số chị em khi phát hiện ra mình sa tử cung khi vẫn còn nhu cầu sinh con. Và trên thực tế một số trường hợp chị em vẫn có quan hệ tình dục và thụ thai khi đang bị sa tử cung. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến sự an toàn và quá trình phát triển của trẻ. Chính vì thế mà các bác sỹ khuyến cáo chị em khi cần cân nhắc đến việc mang thai khi bị sa tử cung và tốt nhất nên tiến hành điều trị khỏi bệnh rồi mới mang thai.

Sa tử cung trong khi đang mang thai phải làm sao?

Một số trường hợp chị em gặp phải tình trạng sa tử cung khi đang trong giai đoạn mang thai, nguyên nhân thường là do cơ thể bị suy nhược nghiêm trọng, đã từng mang thai và sinh nở nhiều lần trước đó, trong giai đoạn này chị em phải làm việc quá nhiều, đặc biệt thai quá lớn cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng các dây chằng và cơ vùng bụng yếu hoặc kém đàn hồi. 

Trong quá trình mang thai bị sa tử cung rất khó để can thiệp thuốc nội khoa hoặc phẫu thuật, chính vì thế mà phương pháp được áp dụng trong trường hợp này chính là tiến hành thực hiện các bài tập kegel, có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.

Cách chữa sa tử cung

Đối với việc điều trị căn bệnh sa tử cung, các bác sỹ của Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội cho biết: tùy vào mức độ của bệnh là nhu cầu sinh nở của chị em mà các bác sỹ sẽ áp dụng phương pháp điều trị thích hợp.

– Đối với trường hợp tử cung sa nhẹ, không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thì chị em cần áp dụng các phương pháp bài tập để nâng cơ vùng chậu, thay đổi thói quen sinh hoạt để cơ thể phục hồi

– Với những trường hợp tình trạng sa tử cung nặng nề hơn các bác sỹ khuyến cáo cần can thiệp bằng liệu pháp sử dụng hocmon nhằm giúp các cơ và dây chằng khỏe hơn. Bên cạnh đó có thể thực hiện dùng vòng tròn nhỏ đặt trong âm đạo giúp giữ tử cung ở nguyên vị trí.

– Nếu sa tử cung nặng, gây viêm loét, các biến chứng nguy hiểm sẽ cần thiết phải phẫu thuật cắt bỏ tử cung.
Trong quá trình điều trị, các bác sỹ khuyên rằng chị em nên thực hiện các hoạt động hỗ trợ như:

– Thực hiện các bài tập Kegel mỗi ngày nhằm làm tăng độ dẻo dai của các cơ.

– Chế độ ăn uống cân bằng chất dinh dưỡng và uống nhiều nước, thức ăn có chất xơ nếu bị táo bón, giảm cân nếu bị thừa cân.

– Chỉ nên vận động nhẹ nhàng, tránh mang vác các vật nặng

Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội là một trong những cơ sở y tế chuyên khoa lâu năm của Trung Tâm y tế Ba Đình trực thuộc Sở Y Tế Hà Nội trong việc khám và điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Với mong muốn mang đến cho đông đảo người dân thủ đô một môi trường thăm khám uy tín, chất lượng, Phòng khám được đầu tư trang thiết bị tiên tiến, đội ngũ y bác sỹ là những người có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, đã có quá trình thăm khám và điều trị thành công cho rất nhiều trường hợp chị em mắc bệnh.

Mong rằng với những chia sẻ trên đây của các bác sỹ Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội đã giúp chị em có những thông tin cần thiết về căn bệnh sa tử cung và chủ động trong việc thăm khám, điều trị bệnh kịp thời. Nếu bạn còn có thắc mắc hãy nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để được các chuyên gia tư vấn cụ thể hơn hoặc có thể gọi theo số (024) 38255599 –  083.66.33.399 để được giải đáp và đặt lịch hẹn khám miễn phí.

LỢI ÍCH KHI ĐẶT HẸN trực tuyến

  • Bảo mật tuyệt đối thông tin
  • Chủ động đặt lịch hẹn trước
  • Được lựa chọn bác sỹ
  • Tiết kiệm chi phí khám chữa
  • Được hưởng mọi ưu đãi

Đặt hẹn khám